Chú thích Trần_Lân

  1. Xem trang 902, Nhiều tác giả – Ông Nguyên huyện chí, Nhà xuất bản Quảng Đông Nhân Dân, 1997
  2. Nay là huyện Ông Nguyên, địa cấp thị Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông
  3. La Bàng (罗旁) là một trong những sơn khu quần cư của người Dao (có cả người Tráng) đời Minh, phạm vi rất rộng lớn, căn cứ vào Việt Tây tùng tái (粤西丛载) quyển 29 chép: "Đông kề Tân Hưng, nam liền Dương Xuân, tây chạm Uất Lâm (nay là Ngọc Lâm, Quảng Tây), Sầm Khê, bắc tận Trường Giang (tức Tây Giang), cùng Triệu Khánh, Đức Khánh, Phong Xuyên (nay là Phong Khai), Ngô Châu chỉ cách một con sông."
  4. Điêu tiễu (雕/điêu: diều hâu; 剿/tiễu: hớt, chặn lấy) là tên gọi khác của mưu kế "cầm tặc cầm vương", thường được dùng bởi tướng lãnh quan quân vào trung kỳ đời Minh, trong hoạt động trấn áp khởi nghĩa nông dân. Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, tướng lãnh đời Minh mô phỏng hành vi bắt mồi của loài diều hâu: nắm rõ tình báo, chọn đúng thời cơ, tấn công thần tốc, chuẩn xác nhằm vào đầu não địch, một đòn tất thắng; tương tự mưu kế "cầm tặc cầm vương". Đây là biện pháp gây ra ít thương vong nhất cho cả hai bên tham chiến, đối với tình hình thực tế vào trung kỳ đời Minh lại có tác dụng nhanh chóng phân rã đội ngũ nghĩa quân. Ở đây Lăng Vân Dực muốn mở toang các lớp phòng ngự bên ngoài của khởi nghĩa ngươi Dao, trước khi ra đòn quyết định để kết thúc cuộc chiến
  5. Nay là huyện cấp thị La Định, địa cấp thị Vân Phù, Quảng Đông
  6. Nay là huyện Tân Hưng, Vân Phù
  7. Nay là huyện Úc Nam, Vân Phù
  8. Thiêm chú (添注), gọi đầy đủ là thiêm nhập (添入, nghĩa là thêm vào) chú nghĩ (注: ghi chép, 拟: nghĩ định, nghĩa là ghi lại tên họ, chờ thượng cấp suy nghĩ rồi quyết định). Thiêm chú là một hình thức chờ bổ nhiệm, tuy nhiên thực tế vào đời Minh lại là bổ nhiệm bất chấp vị trí đó không hề khuyết, không có thực danh nhưng lại có thực quyền
  9. Nay là huyện Thiên Tây, địa cấp thị Đường Sơn, Hà Bắc
  10. Thạch Tinh là người cầm đầu phe chủ hòa ở triều đình nhà Minh trong cuộc đàm giữa 2 nước Minh – Nhật. Không rõ tại sao Trần Lân lại hối lộ một nhân vật có vai trò đối lập với mình như vậy!?
  11. Sử Trung Quốc gọi Shimazu Yoshihiro là Thạch Mạn Tử, sử Triều Tiên gọi là Thẩm An Đốn hay Thẩm An Đốn Ngô, sử Nhật cho biết liên quân Minh – Triều Tiên khiếp sợ Shimazu Yoshihiro, gọi ông ta là Quỷ Thạch Mạn Tử. Đảo Tân là âm dịch của Shimazu (しまづ), còn Thạch Mạn Tử/ Thẩm An Đốn là âm đọc
  12. Trên thực tế, Konishi Yukinaga, Shimazu Yoshihiro và chủ lực của quân Nhật sau khi chạy thoát khỏi trận Lộ Lương thì tập kết ở Phủ Sơn (Pusan), từ đó vượt biển quay về Nhật Bản, rút lui an toàn khỏi Triều Tiên. Sử liệu của Triều Tiên và Nhật Bản đều không nhắc đến trận đánh kể trên; sử liệu của Trung Quốc viết một cách hàm hồ, không rõ quân số hay tướng lãnh của cánh quân Nhật này. Nhưng ghi nhận công trạng của Trần Lân và chư tướng nhà Minh lại là thật
  13. Nay là trấn Thiên Kiều, huyện Thi Bỉnh, châu tự trị dân tộc Miêu và dân tộc Đồng Kiềm Đông Nam, Quý Châu
  14. Nay là khu Long Tuyền Dịch, phó tỉnh cấp thị Thành Đô, Tứ Xuyên
  15. Nay là huyện Phú Dân, địa cấp thị Côn Minh, Vân Nam
  16. Nay thuộc trấn Long Khê, huyện Dư Khánh, địa cấp thị Tuân Nghĩa, Quý Châu
  17. 1 2 Sử cũ cho biết Tứ Bài Bảo ở Giang Ngoại (ý nói bên phải Trường Giang) và Thất Bài Bảo ở Giang Nội (ý nói bên trái) đều là khu vực sanh hoạt của các bộ lạc người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Cửu Cổ Miêu) – vốn là hậu duệ của những cuộc hôn phối dị chủng với binh sĩ người Hán ở các triều đại trước. Những bộ lạc dị chủng này chẳng những giữ được ngôn ngữ và tập tục xưa hơn hẳn so với các bộ lạc trực hệ, mà còn nổi tiếng về tính cách hung hãn và hiếu chiến, nhiều năm phản kháng, gây lắm kinh sợ cho quan quân
  18. Nay là huyện Đại Phương, địa cấp thị Tất Tiết, Quý Châu
  19. Nay là huyện tự trị dân tộc Miêu Thành Bộ, địa cấp thị Thiệu Dương, Hồ Nam
  20. Nay là đông nam huyện Lê Bình, Kiềm Đông Nam
  21. Nay là thôn Thượng Hoàng, trấn Trung Triều, huyện Lê Bình
  22. Nay là huyện Tòng Giang, Kiềm Đông Nam
  23. Nay là huyện Lê Bình
  24. Nay là trấn Trung Triều, huyện Lê Bình
  25. Thiên Nguyên tuần phủ (偏沅巡抚), gọi đầy đủ là Tuần phủ Thiên Nguyên địa phương Tán lý quân vụ, là chức vụ được nhà Minh đặt ra nhằm phục vụ cho chiến dịch Bình Bá, tiếp tục được sử dụng cho đến đời Ung Chánh nhà Thanh mới đổi làm Hồ Nam tuần phủ. Thiên Nguyên tức là Thiên Kiều và Nguyên Châu (nay là Chỉ Giang, Hồ Nam), những trọng trấn quân sự của 2 hành tỉnh Quý Châu, Hồ Quảng vào đời Minh
  26. Nay là huyện cấp thị Phúc Tuyền, châu tự trị dân tộc Bố Y và dân tộc Miêu Kiềm Nam, Quý Châu
  27. Nay là huyện Quý Định, Kiềm Nam
  28. Nay là tây nam huyện Giang Khẩu, địa cấp thị Đồng Nhân, tiếp giáp các huyện Thạch Thiên, Đồng Nhân và Sầm Củng, Kiềm Đông Nam

Liên quan